Cọc bê tông cốt thép 200X200 - cọc 250x250 - cọc 300x300 - cọc 350x350 có sức chịu tải trên đầu cọc như thế nào?
Sức chịu tải cọc bê tông ký hiệu: Pcọc
Vật liệu ký hiệu: Pvl
Đất nền ép ký hiệu: Pđn
Sức chịu tải cọc bê tông là sức chịu tải phụ thuộc và chất liệu cọc bê và phụ thuộc lớp đất nền trong quá trình thi công tác dụng lên đầu cọc. Trong quá trình thi công cọc thì chúng chịu tác dụng nhiều bởi đất nền và chất liệu làm cọc bê tông nếu mà trường học cọc bị vỡ bị nứt thường xẩy ra 2 trường hợp.
TH1: Vật liệu cọc bê tông kém dẫn đến vỡ đầu cọc
TH2: Lực ép quá lớn với đất nền cứng cũng làm vỡ đầu cọc bê tông
2- Sự tương tác và liên quan giữa Pvl và Pđn?
TH1: Pvl = Pđn thì tiết kiệm cọc bê tông
TH2: Pvl >Pđn : Trong trường hợp này thì Vật Liệu cọc bê tông luôn luôn cứng để thắng được lực đất nền với lực ép của đầu cọc trong quá trình thi công mới xuyên qua các lớp đất đá.
3- Một số các mức Pmin và Pmax thường thấy trong các bản thiết kế cho các công trình?
Trong quá trình thi công thì thường thấy các thiết kế các Pmin<=P<=Pmax
+ Loại cọc bê tông 200x200 sức chịu tải trên đầu cọc thường từ 40 - 50 tấn thi công bằng máy Neo
+ Loại cọc bê tông 250x250 sức chịu tải trên đầu cọc thường 60 tấn đến 90 tấn thi công bằng máy Tải
+ Loại cọc bê tông 300x300 sức chịu tải trên đầu cọc thường 70 tấn đến 150 tấn thi công bằng máy Tải và Robot
+ Loại cọc bê tông 350x350 sức chịu tải trên đầu cọc thường 120 - 150 tấn thi công bằng Tải và Robot
Dưới đây là Link báo giá cọc bê tông khách hàng có thể xem: http://epcocbetonghn.net/bao-gia-ep-coc-be-tong-1000013